Hội An

Chùa Cầu - linh hồn của người dân phố Hội

Hội An là phố cổ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, thu hút du khách bởi sự cổ kính, tĩnh lặng, yên bình. Điểm nhấn của Hội An là Chùa Cầu - do các thương gia người Nhật Bản cho xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Chùa Cầu thế kỷ XX
Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều. Theo sử sách ghi lại, cầu được xây dựng nào năm 1817 và được trùng tu vào các năm 1865, 1915, 1986 và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.
Chùa Cầu ngày nay
Đến với Hội An, du khách sẽ được ngắm Chùa Cầu cuốn cong mềm mại bên cạnh con sông Hoài mơ mộng. Có lẽ vì cổ và cũ nên nơi đây là địa điểm chụp ảnh của rất nhiều du khách và các nhiếp ảnh gia trong nước và quốc tế.

Lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù) - một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất... sẽ xảy ra. Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của... cả 3 quốc gia bình yên hơn. Đó chính là mặt tâm linh của cây cầu. Mãi đến năm 1653, người ta mới dựng thêm phần chùa. Khu vực này nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, và tên gọi chùa Cầu ra đời từ đó.
3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều được chạm khắc từ thế kỷ 17 (Ảnh: VNP)
Chiếc cầu làm bằng gỗ, sơn son, có chiều dài 18m, có vòm mái cong, được lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Cầu được chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa.

Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.

Hiện nay, Chùa Cầu - một biểu tượng, tài sản vô giá của Hội An, thậm chí còn được vinh hạnh xuất hiện trên tờ tiền polymer 20 ngàn đồng

About Mỵ Nương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.