Tổng quan Thánh địa Mỹ Sơn nhìn từ trên cao (Ảnh Zing.vn) |
Số tháp còn lại
Đầu thế kỷ XX, Henri Parmentier tổ chức khai quật khảo cổ học tại Mỹ Sơn. Phát hiện 68 tháp còn xót lại và bắt đầu phân chia thành các nhóm mang kiểu dáng và kiến trúc khác nhau. từ những kiểu kiến trúc sơ khai khởi đầu cho tới những kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14). Các nhà nghiên cứu nghệ thuật phân chia những di tích tháp Chăm ở Việt Nam thành 7 dạng khác nhau.
Trải qua biến cố, chiến tranh nhiều công trình kiến trúc cổ bị hư hỏng. |
Di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp vào năm 1885 |
Tại Mỹ Sơn, trước đây có một đền bằng đá. Trên bia tại đây còn lưu lại lần cuối cùng đền được tu sửa là vào năm 1234. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn dựa theo móng của đền còn lại thì đền cao khoảng 30m, mệnh danh là ngôi đền cao nhất tại thánh địa Mỹ Sơn. Nhưng rất tiếc đã bị sập trong thời kỳ chiến tranh.
Giá trị trường tồn
Thánh địa Mỹ Sơn là nơi tâm linh nhất của vương quốc Chămpa, chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc, nghệ thuật trường tồn. Người Chăm đã xây dựng những khu đền tháp đến giờ còn chưa có lời giải thích thỏa đáng. Họ đã gửi hồn mình vào đất đá để xây cất nên những kiến trúc vượt thời gian. Trải qua bao biến động của lịch sử, chiến tích giờ đã điêu tàn nhưng đền đài vẫn còn hiên ngang sừng sững trước những thác thức. Chính điều này đã làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ đậm chất nghệ thuật và thấm đậm tính tâm linh siêu tưởng.
“Bên cửa Tháp ngóng trông người Chiêm Nữ
Ta vẩn vơ nhìn không khí bâng khuâng
Vài ngôi sao lẻ loi hồi hộp thở
Một đôi cành tơ liễu nhúng trong trăng! “
(Chế Lan Viên - trích tập “Điêu tàn”)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét