Chợ Bà Chiểu - thuyết vợ ông Lãnh binh
Bà Chiểu cùng với 4 bà còn lại được cho là vợ của một ông Lãnh binh tên: Nguyễn Ngọc Thăng phục vụ dưới triều vu Tự Đức. Do đời sống kinh tế thời xưa, cũng như việc làm ăn, kinh tế hầu như phải tự túc nên ông đã cho thành lập 5 chợ cho 5 bà quả lý. Tránh đụng mặt nhau mà gây mất đoàn kết, hiềm khích.Chợ Bà Chiểu thuộc Quận Bình Thanh, Thành phố Hồ Chí Minh |
Còn về địa danh chợ Bà Chiểu, ban đầu hẳn là một chợ xổm để tập kết hàng hóa, thu mua buôn bán các mặt hàng thiết yếu ở các khu vực xung quanh. Từ sông Sài Gòn có thể dễ dàng di chuyển bằng thuyền bè thông qua các khu kênh rạch chằng chịt để tiếp cận địa điểm sầm uất trên bờ. Có lẽ chợ Bà Chiều cùng với Lăng Ông là nơi có địa thế cao(gò) không bị lụt lội hay chiều cường mà lại khô ráo nên người dân thường họp chợ, dân buôn bán vì thế mà tập kết hàng hóa. Dần thành nơi sầm uất, phát triển.
Chợ Bà Chiểu - thuyết từ cái tên vùng đất
Theo nhà văn Sơn Nam thì chợ Bà Chiều là tên vùng đất chỉ mới xuất hiện thời Tự Đức. Chiểu có nghĩa chỉ là cái ao nước thiên nhiên. Bà Chiều có lẽ chỉ là thần bổ trợ được thờ phượng ở gần cái ao thiên nhiên đó.Tuy nhiên, có thể khẳng định: chợ Bà Chiểu là một trong những chợ lâu đời nhất Sài Gòn. Đến năm 1942, chợ được xây dựng trên diện tích 8.500 m2 tại trung tâm quận Bình Thạnh, sát Lăng Ông. Đến năm 1987 thì được nâng cấp thêm với đa dạng các mặt hàng.
Hiện tại, không rõ thực hư tên gọi chợ Bà Chiểu xuất phát từ đâu. Nhưng Sài Gòn có những chợ gắng tên bởi các bà. Có lẽ ngày xưa, việc đàn ông chinh chiến xa nhà. Việc buôn bán còn lại có lẽ giao cho các bà. Nên nữ giới được nhận nhiều đặc ân, đặc quyền cao hơn. Có khả năng kinh doanh, mở rộng sản xuất... trợ giúp chồng con đang chinh chiến chăng. Nếu quả vậy thì đây hẳn là vùng đất có tính nữ quyền sớm và cao nhất thời bấy giờ rồi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét