Lịch sử và địa lý
Tháp Bánh Ít thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn khoảng 15km về phía Bắc. Tháp được xây dựng trên một quả đồi tương đối nằm cạnh một nhánh của sông Côn đổ ra đầm Thị Nại. Gần đường quốc lộ 1 nên nhiều người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp thoát tục của cụm tháp nổi tiếng này khi từ xa.Tháp Bánh Ít nhìn từ xa |
Thời gian xây tháp được các nhà nghiên cứu thống nhất là từ khoảng cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII. Đây là giai đoạn mà Chăm Pa có nhiều thay đổi trong lối kiến trúc đền, tháp và nhiều công trình được xây dựng lớn.
Giá trị văn hóa
Không thể phủ nhận giá trị trường tồn về văn hóa của tòa tháp Chăm độc đáo này của Bình Định. Đây phải chăng là tiêu chí và là giá trị hiện hữu để các nhà nghiên cứu Anh đưa vào cuốn sách của mình?Đặc biệt là những đường nét thiết kế và bố cục. Hệ thống tượng thần trang trí được đẽo gọt bằng đá với mức độ tỉ mỉ và tinh xảo đến hút hồn người. Như: Ganesa (người đầu voi, thần hạnh phúc và may mắn, con trai của thần Siva và thần nữ Parvanti), hình hamuman (khỉ thần, theo truyền thuyết là con tri thần Gió Vayu, đã giúp hoàng tử Rama đánh thắng quỷ vương Ravana, cứu được công chúa Sita)... Chưa kể đến các hoa văn xoắn chỉ rất đều đặn và công phu. Phần chân tháp cho đến đỉnh tháp đều có những bố cục rõ ràng, đặc trưng theo một mô tip riêng-chung tạo tính liên tục rất hồ hởi.
Những phù điều đều thể hiện bản tính nghệ sỹ của người Chăm xưa. Đều được tạc ở kiểu dáng nhảy múa hút hồn.
Video Tháp Bánh Ít - Tuyệt tác tháp cổ Chăm-pa ở Bình Định
0 nhận xét:
Đăng nhận xét