Vào mùa xuân, nếu bạn đến với vùng đất Tây Nguyên, ghé thăm đồng bào dân tộc Ê Đê bạn sẽ cảm nhận được những nét thú vị của người dân nơi đây. Nếu may mắn được dự một bữa tiệc cưới thì chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi sự ngỡ ngàng. Người Ê Ðê có một cách làm đẹp riêng. Trai gái đến tuổi trăng rằm - 15, 16 tuổi - phải cà 6 chiếc răng cửa của hàm trên. Ðây là tục lệ bắt buộc, không bạn trẻ nào có thể chối từ. Một chiếc vòng tay được xem như "giấy chứng nhận", trao cho bạn trẻ vừa cà răng xong, và từ đó họ có quyền tự do "tìm hiểu".
Toàn cảnh lễ cưới dân tộc Ê đê |
Tổ chức lễ cưới ở họ nhà gái. Tất nhiên phải có lợn và rượu. Con lợn được mổ để lấy máu thoa vào chân cô dâu, chú rể, rồi cúng tổ tiên cầu cho hai trẻ được sống hạnh phúc. Tiếp đó, ông "mối" xúc cho cô, cậu mỗi người hai miếng cơm và ba chén rượu. Tất cả mọi người có mặt đều ăn một miếng thịt và một miếng ruột lợn. Ông trưởng họ cầm chiếc vòng đồng, cô dâu, chú rể sờ tay vào chiếc vòng đó, "tiết mục" này kết thúc lễ cưới. Sau ba ngày, đôi bạn trẻ về nhà chồng lấy các thứ tư trang, dụng cụ sản xuất về nhà gái, để vợ chồng cùng làm ăn.
Đối với người Mường, chuyện tình cảm không chỉ là vấn đề riêng tư giữa đôi trai gái mà còn là mối quan tâm của thổ thần, tổ tiên và gia đình. Vì vậy, thanh niên đến tuổi 15 được phép tới cậy cửa, ngủ thăm với người con gái mình ưng nhưng phải có sự chứng kiến của người thân.
Khi đêm xuống, các chàng trai chưa vợ có thể cậy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn. Người con gái nếu "ưng cái bụng" sẽ vặn nhỏ đèn với ý ngầm thông báo cho mọi người rằng đã có đối tượng "ngủ thăm". Hai người sẽ nằm bên nhau tâm sự, chung chăn, chung gối mà không được phép chạm vào người nhau.
Tục đón dâu dân tộc Mường |
Là dân tộc sống ở vùng giáp ranh giữa Lai Châu và Lào Cai, người Hà Nhì cũng có phong tục cưới hỏi của riêng mình. Trong những đêm hát giao duyên, trai gái có quyền tự do tìm hiểu, kết hôn. Chàng trai nào phải lòng cô gái mà được đáp lại sẽ dẫn người yêu về nhà, thưa chuyện với cha mẹ để xin cưới. Cả nhà đồng ý sẽ làm lễ trước bàn thờ tổ tiên, báo cáo rằng sắp có một cô con dâu mới, sau đó làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới chung vui. Đây là lần cưới thứ nhất của chàng trai, cô dâu từ đó mang họ nhà chồng. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đó vẫn chưa được gọi là hoàn thành. Khi hai người có con hoặc kinh tế khá giả, họ sẽ phải tổ chức đám cưới lần thứ hai.
Đối với dân tộc Thái, để cưới được vợ, các chàng trai phải trải qua những thử thách rất dài. Thường khi ưng cô nào, chàng trai sẽ thưa với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân.
Theo phong tục người Thái đen, cô dâu về nhà chồng phải tiến hành làm lễ búi tóc “Tằng cẩu”. |
Đối với người Mông, việc kiếm vợ cũng có nhiều nét đặc trưng. Những phiên chợ cuối năm là dịp tốt nhất để trai gái người Mông ở Hà Giang tìm nhau, nên vợ thành chồng. Sau những chén rượu ngô thơm nồng chúc tụng, cô gái ưng thuận chàng trai nào sẽ trao ánh mắt tình tứ rồi bỏ chạy, vừa chạy vừa ngoái cổ lại. Chàng trai có nhiệm vụ đuổi theo và đưa tay vỗ mông cô gái một cái trước sự chứng kiến của nhiều người. Hành động này đồng nghĩa việc cô gái sắp thành vợ.
Một đám cưới người Mông |
Đại diện nhà gái đeo nhẫn vào cho chàng trai. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét