Ẩm thực - Đặc sản

Những món ăn núi rừng thơm ngon mà ít ai được thử

Việt Nam không chỉ sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp làm mê đắm lòng người mà còn có những món ăn ngon, đặc sắc, đậm tính chất vùng miền.

Đến với những vùng đất địa đầu tổ quốc, dân phượt luôn bị lôi cuốn bởi những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc.
Cá nướng sông Đà Hòa Bình chinh phục cả những du khách khó tính nhất.
Đầu tiên, phải kể đến món Cá sông Đà nướng đồ. Theo đó, sau khi vớt cá từ sông Đà lên, người chế biến sẽ thọc các que nhỏ, dài từ miệng xuống đuôi. Sau đó, cá còn được kẹp bằng tre ở ngoài để không bị gãy, rơi khi chín. Tiếp đó, từng xiên cá ấy được đưa lên bếp nướng thơm. Sau khi cá chín sẽ cho thêm muối, gói vào lá chuối rồi đồ lên. Khi cá được mang ra, mùi thơm rất đặc biệt, không chỉ là mùi của than ấm, mùi của thịt cá ngọt tươi mà còn thoang thoảng hương chuối, hương tre của rừng và đậm đà vị mặn mà đơn sơ của muối.

Món ăn thứ 2, đậm chất núi rừng Tây Bắc là món nậm pịa. Để chế biến được món này cần có ruột non của con trâu, bò, dê. Người ta đem tuốt hết phần ruột bên trong, dùng vải bông sạch lọc nước lấy từ ruột non sau đó đập gừng, xả, mắc khén, ớt, lá chanh băm thêm một ít thịt bạc nhạc, thái thêm ít tiết tươi, đuôi, dạ dày, cuống tim... của bò hay dê cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút tạo thành món ăn sền sệt.
Nậm pịa
Nậm pịa tận hưởng khi nóng sẽ rất ngon. Người thưởng thức lần đầu sẽ thấy có vị đăng đắng nơi cổ họng, nhưng lúc sau lại thấy ngòn ngọt và thơm thơm của đắt khén, của các loại gia vị như xả, lá chanh, gừng, ớt. Người ta thường thưởng thức nậm pịa với thịt bò hoặc dê luộc, khi chấm những miếng thịt luộc vào bát nậm pịa sẽ cảm nhận được hương vị của các loại gia vị lan tỏa ngào ngạt, tạo nên một món ăn lôi cuốn.
Sâu tre
Món ăn thứ 3 mà du khách không thể bỏ qua là sâu tre. Đây là món ăn của người Thái. Người Thái đi rừng sẽ chọn những cây tre đang lớn bị tù đầu không thể cao, phần thân dưới to hơn những cây tre khác nghĩa là trong đó đang có sâu làm tổ. Mỗi tổ có thể cho ra hàng cân sâu. Sâu tre có thể hấp hoặc chao trên dầu nóng. Món ăn này chấm với nước măng chua.

Hay về với vùng đất Tây Nguyên đại ngàn, du khách bị cuốn hút ngay với những món ăn dân dã của núi rừng. 

Trước hết, phải kể đến gỏi lá. Món ăn này được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.
Gỏi lá rừng Tây Nguyên
Trong một "rừng" lá có nhiều loại lá khác nhau như lá lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, mơ, cải cay, ổi, đinh lăng, sung, lá lốt, trâm, mã đề, diếp cá, chó đẻ răng cưa, quế, húng, thuyền đất… Mỗi loại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau, rất tốt cho sức khỏe. Các món ăn kèm với lá như thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang.

Cá lăngmón ăn thứ 2 ở Tây Nguyên làm vấn vương du khách. Đây là loại cá chỉ có trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn ở Tây Nguyên.

Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo.
Món cuối cùng ở Tây Nguyên làm nức mũi du khách là măng nướng xào vêch bò. Bạn đã nghe đến măng xào, măng luộc, măng chua, măng khô nhưng chắc ít ai biết đến món măng thui hay măng nướng. Đây là một món ăn đặc sản ở xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk.
Măng nướng xào vếch bò
Món ăn có vị hơi đắng nơi đầu lưỡi của vêch bò, sau đó là vị ngọt thanh của măng rừng, vị cay của ớt. Măng có mùi vị rất thơm, không như măng luộc.

Để làm món ăn này, đầu tiên đặt những cây măng lên bếp lửa nướng trên lửa to, cho cháy lớp áo măng bên ngoài, rồi khơi than cho lửa liu riu, chờ măng chín, để nguội, bóc sạch sẽ áo măng, rửa lại rồi mới xắt nhỏ ra. Dùng vêch đã khô, cứng, vắt lấy chất dịch màu xanh đen hơi, đặc quánh trong đó ra chiếc chén con. Đặt chiếc chảo bự nhất lên bếp lửa cháy đỏ, giã nát một nắm củ nén và ớt chuột rồi rồi phi thơm, sau đó cho măng vào xào cho nóng, gia vị chỉ cần muối và mì chính là đủ. Món này phải cay mới ngon. Măng đã được nướng chín nên chỉ xào sơ qua cho nóng là có thể cho vêch vào chung. Trong khi xào phải đảo đều tay và liên tục để vêch không bị khô và dính vào đáy chảo.

>> Xem thêm: Cà đắng – sản vật mang đậm chất núi rừngTây Nguyên

Có thể nói, ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền đã góp phần tạo nên nét riêng không thể trộn lẫn của Việt Nam.

About Mỵ Nương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.