Vườn quốc gia Tràm Chim được quy hoạch vào năm 1985 với mục đích bảo tồn thiên nhiên và giữ lại một phần đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười xưa.
Vườn quốc gia Tràm Chim với hệ sinh thái phong phú |
Diện tích của vườn quốc gia Tràm Chim lên đến 7.600 ha thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tại đây, phát hiện ra loài Sếu đầu đỏ(hồng hạc, sếu cổ trụi) cực kỳ quý hiếm, ghi trong sách đỏ thế giới về nguy cơ tuyệt chủng.
Tràm là loại cây phổ biến tại đây với diện tích gần 3.000 ha. Rừng tràm nguyên sinh hầu như đã biến mất, hiện nay chỉ còn lại rừng trồng theo hình thức tập chung ở diện rộng hoặc phân tán theo kiểu xen lẫn với các loại cây khác. Tạo hệ thống cho khu bảo tồn thiên nhiên phong phú.
Ở vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung thường có mùa nước nổi do bị lụt gây nên. Chính nhờ ngập lụt mà phù sa ngày càng được bồi lấp, lắng đọng với dạng đất màu mỡ, phì nhiêu. Hơn nữa, tiềm năng du lịch của vùng đất này còn khá lớn mà chưa được khai thác hết.
Đồng cỏ ngập theo mùa nước luôn gây kích thích và tò mò với nhiều du khách. Trong đó, các loại cỏ năng, cỏ mồ, cỏ ống, cỏ lúa ma... được mọc từng cụm lớn nhỏ khác nhau. Thảm thực vật phong phú đã kích thích các loài động vật tới cư trú và sinh sản. Điều này dễ dàng thấy được các loài sếu, cò trắng, trích cồ, trích cồ, trích đất, vịt trời, le khoang cổ, diệc lửa, diệc xám, cò lửa, cò lép trong khu vực cỏ năng mọc rộng gần 3.000 ha. Hay như cồng cộc, cò bợ, chiền chiện, cò bợ, cò lửa... trog đồng cỏ mồm. Đối với đồng cỏ lúa ma rộng hơn 800 ha được chia làm nhiều loại khác nhau: lúa ma - cỏ ống rộng khoảng 544 ha; lúa ma - cỏ bắc rộng 160 ha; lúa ma - cỏ ống - cỏ chỉ...
Tới Đồng Tháp Mười nói chung và vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng, du khách đắm mình trong một không gian rộng lớn với cảnh quang gần gũi. Và chiêm ngưỡng các loài động vật, nhất là loài chim đa dạng loài nơi đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét