Là loại cà hoang dại, mọc rậm rạp trên rừng ít ai ngó ngàng nhưng nay cà đắng đã trở thành món ăn đặc sản của cả vùng Tây Nguyên.
Cà đắng có trái to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh, loại cà này có vị đắng nên hấp dẫn với ai yêu thích vị đắng. |
Cà đắng được đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng để ăn sống hoặc làm nguyên liệu kết hợp nấu cùng với cá, ốc để nấu thành canh hoặc làm gỏi. Đồng bào Êđê có món canh cà đắng rất ngon, mang hương vị đặc trưng của núi rừng.
Đối với những hộ dân sống xa các khu chợ, cà đắng trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn khiến chúng trở nên gần gũi và thiết thực với đời sống con người.
Ngày nay, cà đắng đã được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà như một loại cây lương thực. Ăn cà đắng sẽ giúp cơ thể con người không bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức xương.
Cà đắng ăn với rau rừng và thịt rừng |
Cà đắng nấu cá khô |
Và nhiều món khác mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên |
Bên cạnh cà đắng, rau djam tang cũng là một trong những “đặc sản của rừng” được người Êđê hay sử dụng để nấu nướng trong bữa ăn hằng ngày. Rau djam tang thường mọc ven sông Krông Ana, Krông Knô và sông Sêrêpôk, thân cây yếu ớt nên người dân gọi chúng với tên “cây nữ hoàng”.
Djam tang có thể nấu với nhiều món ăn khác nhau như nấu với cá suối, cá cơm, măng le, nấm và thịt rừng. Một trong những món ăn ngon nhất khi nấu rau djam tang, đó là nấu với cá suối.
>> Xem thêm: Những món ăn núi rừng thơm ngon mà ít ai được thử
0 nhận xét:
Đăng nhận xét