Tháp Đôi hay còn gọi là tháp Hưng Thạnh được xây dựng từ thời vương quốc Chăm Pa đóng đô ở Đồ Bàn (Bình Định ngày nay) từ thế kỷ X - XV. Kiến trúc tháp Đôi là sự kết hợp giữa hai trường phái Chăm Pa và Khơ-me. Đặc điểm này khá nổi bật ở hệ thống tháp Chăm Bình Định. Nguyên nhân được giải thích là do đầu thế kỷ XII, vương quốc Chăm Pa bị Khơ-me đô hộ gần 100 năm. Do đó, kiến trúc đền tháp hầu hết bị ảnh hưởng nặng với sự lai tạp với họa tiết được trang trí bằng đá.
Tổng quan tháp Đôi Quy Nhơn
Tháp Đôi cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 3km. Quầng thể bao gồm hai tháp, xây theo trục Bắc - Nam, cao hơn 20m. Trong đó, tháp phía bắc cao hơn tháp nam. Hệ thống tháp được trang trí sắc nét với giá trị nghệ thuật điêu khắc cao. Tháp Đôi thông với trời nên hứng được ánh sáng tự nhiên vào trong tháp gần như trọn vẹn.
Những nét trang trí ở góc hai tháp được làm theo phong cách Khơ-me đặc sắc. Phần đế tháp bằng đá vát cong chắc chắn, cân đối và hài hòa.
Mái tháp
Đế tháp
Cửa tháp lớn
Biểu tượng Linga Yuni trong Tháp Đôi
Từ hai tháp đứng sừng sững qua bao năm tháng mà Tháp Đôi gợi nên biết bao huyền tích như một cặp nam-nữ thề non hẹn biển. Đặc biệt, gần Tháp Đôi không phải vô tình hay hữu ý mà có một chiếc cầu đôi như làm đối trọng. Mang một thiên tình sử kéo dài cùng với thời gian qua bao nhiêu năm tháng biến thiên của thời gian và lịch sử.
Dân địa phương còn lưu truyền những câu thơ mà họ thuộc nằm lòng, thường được nhắc nhở với lời quyến luyến.
“Tháp kia còn đứng đủ đôi
Cầu còn đủ cặp huống chi tôi với nường,
Tháp ngạo nắng sương
Cầu nương sắt đá.
Dù người thiên hạ,
Tiếng ngả lời nghiêng,
Cao thâm đã chứng lời nguyền,
Còn cầu, còn tháp còn duyên đôi lứa mình.
Non sông gánh nặng chung tình.”
Tháp đôi Quy Nhơn về đêm đẹp độc đáo mang đậm nét văn hóa Chăm Pa
Đến Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung, du khách không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hai tòa Tháp Đôi độc đáo mà còn có cơ hội thăm thú khắp 7 cụm tháp Chăm khác với những đường nét kiến trúc và huyền sử đặc sắc chỉ có của riêng nơi đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét