Bình Định

Hòn đá chém và sự tích ly kỳ của một thời kỳ lịch sử bi hùng

Thời kỳ lịch sử cuối thế kỷ XVIII là một khoảng thời gian bi hùng trong lịch sử dân tộc. Cuộc nội chiến kéo dài từ Nam đến Bắc đã thống nhất sơn hà, quy giang sang về một mối. Công tích đánh đuổi giặc ngoại xâm với những chiến thắng hiển hách và sự phát tích, tàn lụi nhanh chóng của triều đại Tây Sơn ngắn ngủi nhưng đủ để làm rạng rỡ và lóe lên những giá trị còn mãi với thời gian.

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh - Gia Long bắt đầu những chiến dịch trả thù, càn quét dư đảng. Tại thành Hoàng Đế (Đồ Bàn xưa) bị san phẳng. Quân Tây Sơn tại đây đều bị chém đầu. Phiến đá chém hiện còn tồn tại đến bây giờ với nhiều sự tích được nhiều người nhắc đến.

Phiến đá chém nay ở đâu?


Được đặt ngay lối đi trên bậc tam cấp trong chùa Thập Tháp thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, Bình Định. Ngôi chùa đã chứng kiến bao nhiêu đổi thay của thời đại ngay cạnh chân thành Hoàng Đế ngày trước. Phiến đá chém xưa vẫn còn ánh lên vẻ trắng bạc để người ngày nay chiêm nghiệm, ngậm ngùi về những “bể dâu chăng chớ”.
Cận cảnh hòn đá chém
Chăm sóc, quét dọn xung quanh khu vực hòn đá chém
Chùa Thập Tháp được xây dựng từ số gạch lấy từ 10 phế tháp Chăm bên thành Đồ Bàn (sau này là Hoàng Đế). Được đưa về chùa bởi trụ trì là quốc sư Phước Huệ (1869-1945). Tương truyền, phiến đá chém rất linh thiêng được nhà Nguyễn đặt trong thành Hoàng Đế gần tháp Cánh Tiên và lăng Võ Tánh để chém đầu quân Tây Sơn. Thường mỗi đêm, đầu lâu xương sọ từ phiến đá lăn ra than khóc khắp làng trên xóm dưới. Dân quanh đó sợ hãi mới báo cho trụ trì đưa về chùa, từ đó các oan hồn mới nguôi oán hận mà khuây khỏa không còn quấy phá dân chúng nữa.

Chùa Thập Tháp


Chùa Thập Tháp được thành lập từ thời Lê do vị tổ sư Nguyên Thiều sáng lập. Sách “Đại Nam nhất thống chí” cũng chép về việc hình thành và ra đời của chùa Thập Tháp. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, với nhiều giông tố đi qua, chùa Thập Tháp vẫn giữ nước nét cổ kính nguyên sơ tuyệt đẹp giữa vùng non nước Bình Định. Đi từ đường quốc lộ 1 vô chùa có thể thấy tháp Cánh Tiên(thuộc trong thành Hoàng Đế) ở rất gần chùa. Mang đến cảm giác bình yên đầy cảm khái.
Trước cổng chùa Thập Tháp
Vườn tháp Tổ trong chùa Thập Tháp

Kiến trúc chùa được thiết kế theo lối xưa từ thế kỷ thứ XIX. Khuôn viên thanh nhã, giản dị nhưng vô cùng thấm đẫm đường nét trầm nghiệp của kiếp người. Trốn thanh tịnh từ một gò đống hoang tàn xưa khiến cho người đời xúc cảm khi đặt chân đến đây.

Trước khuôn viên chùa có một hồ sen khá rộng. Sen nở ngan ngát đưa hương. Sư trong chùa thường ướp trà trên những bó sen nở trong hồ nên khi du khách đến vãn cảnh sẽ tận hưởng được mùi trà rúc vào sen đầy nét trầm ngâm, suy nghiệm.

Trải qua thời gian, hòn đá chém vẫn nằm ở bậc tam cấp Phương Trượng trong chùa như một chứng nhân lịch sử trong thời kỳ nhiều biến động của dân tộc. Một triều đại vụt lóe sáng lên như ánh sao băng giữa bầu trời đêm cho con người nhiều ước vọng để vang lên.

About Mỵ Nương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.