Bình Định

Chiêm ngưỡng 3 tháp gạch cao nhất Đông Nam Á ở Bình Định

Ba tòa tháp gạch, gọi chung là tháp Dương Long, được đánh giá cao nhất khu vực Đông Nam Á. Vẻ đẹp huyền ảo và tính kỳ vỹ của khu tháp Chăm này được nhắc đến nhiều trong lịch sử. Đồng thời, đây là sự kết hợp giữa hai phong cách tháp đặc trưng ở Bình Định (phong cách Chăm Pa và Khơ-me).
Tháp Dương Long
Tháp Dương Long nhìn từ trên xuống
Tháp Dương Long nằm tại vị trí hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về phía tây nam. Tọa lạc trên một ngọn đồi thấp tên là Dương Long, nhìn bao quát xung quanh, chếch xuống phía đồng bằng An Nhơn, Tuy Phước...

Người Pháp gọi tên tháp Dương Long là Tháp Ngà. 3 ngôi tháp được xây thẳng hàng theo trục bắc-nam. Mang đầy đủ tính chất uy nghi, bề thế bên cạnh dòng sông Côn huyền thoại. Tháp nằm giữa cao nhất, lên đến 40m. Tạo điểm nhấn ấn tượng cho toàn bộ kiến trúc tháp.


So với hai thấp gần bên thì tháp chính có độc cao vượt lên hẳn. Nhưng so về họa tiết trang trí thì ít cầu kỳ hơn. Tuy đặc điểm kiến trúc thì không có gì khác biệt so với hai tháp còn lại. Đáy được làm từ đá cạnh dài 12m, được chia làm niều cạnh ngắn với đường gấp khúc nên hình đáy theo kiểu đa giác rõ rệt. Toàn bộ phần phía trên được xây bằng gạch. Các họa tiết trang trí, hệ thống tượng, hoa văn... được gọt bằng đá rất công phu.




Theo như các đánh giá của giới nghiên cứu thì đây là tháp mang phong cách Bình Định rõ nét nhưng ảnh hưởng thêm phong cách tháp Khơ-me. Vào khoảng thời gian vào đầu thế kỷ XIII, Vương quốc Chăm Pa bị Chân Lạp đô hộ khá dài (gần 100 năm). Vì vậy, đánh giá thời gian xây tháp được các nhà nghiên cứu đoán từ khoảng thế kỷ XII - XIII.

Dân Bình Định vẫn có bài thơ khá thông dụng được nhiều người nhớ và đọc thuộc:

“Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long.
Nước sông trong, dò lòng dâu bể,
Tiếng anh hùng tạc để ngàn thu.
Xa xa chim én liệng mù,
Tiềm long hỏi chốn, vân du đợi ngày.”

Du khách có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc đặc sắc, độc đáo của Chăm Pa và tìm hiểu trọn vẹn nền văn hóa Chăm trên mảnh đất là Kinh đô (Đồ Bàn) xưa của người Chăm. Ở đây, không chỉ tháp Dương Long mà còn nhiều cụm tháp lớn nhỏ khác vẫn uy nghi, đài viễn, trường tồn, cả gan thách thức thời gian và biến thiên của lịch sử.


Về miền đất võ, thăm vọng những giá trị văn hóa. Chắc chắn nhiều người gỡ ngàng và lạ lẫm với bao nhiêu điều còn mới mẻ nơi đây. 

About Mỵ Nương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.