Lịch sử

Tìm hiểu ý nghĩa tứ linh của Việt Nam đã gắn liền với sự phát triển dân tộc như thế nào?

Đất nước Việt Nam chúng ta có nền văn hóa lâu đời, đặc sắc, gắn liền với sự phát triển của dân tộc. Trải qua bao nốt thang thăng trầm, văn hóa Việt vẫn luôn giữ được bản săc riêng của mình. Bên cạnh đó, nhờ ngoại giao và tiếp thu có chọn lọc, văn hóa Việt ngày càng phong phú.

Có lẽ, người Việt ai cũng đã từng nghe đến “tứ linh” – tức 4 con vật: long, lân, quy, phụng. Đây là 4 con vật tượng trưng cho đất, trời, sức mạnh…
Tứ linh Việt Nam: Long, Lân, Quy, Phụng
Tứ linh bắt nguồn từ 4 linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ 4 chòm sao cùng tên ở 4 phương trời. Chúng mang bên mình 4 nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió).

Đứng đầu trong tứ linh là Long - con Rồng. Rồng tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ và quyền uy. Mỗi thân thể của Rồng được cấu thành từ nhiều bộ phận của các con vật khác: rắn, hổ, chim ưng, sư tử, hươu,...
Hình tượng Rồng
Trong văn hóa Việt Nam, con rồng có vị trí đặc biệt quan trọng. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Do đó trên quần áo của vua chúa và hoàng tộc thường có thêu hình rồng bằng vàng để thể hiện thiên mệnh con trời có quyền lực tối cao.

Dân tộc ta có truyền thuyết về con Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên".

Đứng thứ hai trong tứ linh là Lân. Lân là linh vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự nguy nga tráng lệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao.

Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ, theo truyền thuyết, khi di chuyển, nó luôn tránh giẫm lên các loại côn trùng hay cỏ mềm dưới chân mình. Loài Lân không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ.
Hình tượng Kỳ Lân
Trong tín ngưỡng của người Việt, con lân tượng trưng cho sự thái bình, yên ổn. Lân cũng tượng trưng cho lộc phúc, may mắn, thịnh vượng.

Kỳ lân là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà, miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà.Vì vậy, trong mỗi đình chùa ta thường thấy có tượng hai con kỳ lân đá canh cửa. Trong Phong Thuỷ, tượng kỳ lân thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà.

Thứ ba là Quy – con Rùa. Rùa biểu tượng cho sự trường thọ. Ngoài ra, rùa còn là biểu tượng của sự thanh cao và thoát tục, chiụ đựng tốt.

Trong lĩnh vực tâm linh Quy được xem là hội tụ của trời đất – âm dương : bụng bằng tưởng trưng cho mặt đất (âm), mai khum vòng tượng trưng cho vòm trời (dương).
Hình tượng Rùa
Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương. Từ bao đời qua, hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo.

Cuối cùng trong tứ linh là Phụng – chim phượng hoàng, loài chim đẹp nhất trong các loài chim.

Phượng hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công.

Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất.
Hình tượng Phụng Hoàng
Phượng hoàng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự cao quý. Do đó Phượng hoàng đại diện cho Hoàng Hậu hay các phi tần sánh bên Rồng đại diện cho Vua.

Chính vì ý nghĩa của nó nên qua bao đời nay, hình tượng tứ linh được sử dụng và khắc họa khá phổ biển trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam từ kinh đô, đền chùa cho đến nhà dân.

About Mỵ Nương

1 nhận xét:

  1. Trái long là momonosuke ăn, trái lân không biết, có thể kaido là lân. Trái quy là pekom băng bigmom ăn, trái phụng là marco đội trưởng đội 1 băng râu trắng.

    Trả lờiXóa

Được tạo bởi Blogger.